GS Tsuyoshi Usagawa, nguyên Phó Hiệu trưởng thường trực Đại học Kumamoto (Nhật Bản), nhận định như trên về việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam, đồng thời cho rằng các trường đại học cần coi đây là nhiệm vụ then chốt trong kỷ nguyên công nghệ số.

Ông Tsuyoshi hiện giảng dạy chương trình Công nghệ kỹ thuật Chip bán dẫn (ESCT) tại Trường Đại học Việt Nhật (VJU), Đại học Quốc gia Hà Nội, và là chuyên gia của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).

Tiên phong đào tạo nhân lực bán dẫn trong chiến lược quốc gia

Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành bán dẫn với chính sách và định hướng rõ ràng từ Chính phủ. Theo đó, mới đây, Đại học Quốc gia Hà Nội đã phê duyệt danh mục 8 công nghệ ưu tiên đầu tư giai đoạn 2025-2035. 

Hai lĩnh vực trong số đó, gồm Công nghệ chip bán dẫn và Công nghệ robot, tự động hóa, sẽ được đào tạo tại Trường Đại học Việt Nhật bắt đầu từ năm học này, với sự hợp tác sâu rộng của Chính phủ và các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản. Mục tiêu là đào tạo ra thế hệ kỹ sư, chuyên gia có trình độ cao, làm chủ công nghệ lõi, đồng thời có khả năng làm việc trong môi trường toàn cầu. 

Với tầm nhìn trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu hàng đầu khu vực trong lĩnh vực bán dẫn, chương trình ESCT sẽ góp phần tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển dài hạn của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. 

Trường Đại học Việt Nhật nằm trong 8 trường tham gia chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”. Do vậy, thí sinh xét tuyển vào trường cần đạt 8 điểm môn Toán bài thi THPT. Chương trình ESCT đang tuyển 100 sinh viên cho năm học 2025-2026.

Chương trình học hiện đại với tiềm năng lớn

Theo đánh giá của GS Tsuyoshi, chương trình ESCT tại VJU được thiết kế bài bản, phù hợp với nhu cầu hiện tại và tương lai của ngành bán dẫn không chỉ tại Việt Nam, mà còn trong khu vực. Chương trình đào tạo kỹ sư 4,5 năm, ngoài cung cấp kiến thức chuyên môn về thiết kế, chế tạo chip, còn chú trọng đào tạo kỹ năng phân tích dữ liệu, đạo đức nghề nghiệp, ngoại ngữ… – những yếu tố cần thiết trước khi sinh viên bước vào môi trường làm việc thực tế.

“Chương trình ESCT của VJU được xây dựng tốt, bao quát hệ sinh thái công nghệ bán dẫn”, GS nhận xét. 

Về tiềm năng của chương trình, ông Tsuyoshi cho rằng mối liên hệ chặt chẽ với ngành công nghiệp bán dẫn và các cơ sở giáo dục Nhật Bản sẽ giúp VJU mở rộng cơ hội hợp tác nghiên cứu, từ đó khẳng định vai trò là trường đại học nghiên cứu có uy tín trong nước và quốc tế. 

Bên cạnh đó, mối liên kết chặt chẽ với Nhật Bản – quốc gia đi đầu về công nghệ chip bán dẫn của thế giới – mở ra nhiều cơ hội học tập, thực hành và nghiên cứu bám sát tiêu chuẩn toàn cầu. Sinh viên sẽ được tham gia học tập các học phần do chính các giảng viên người Nhật giàu kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy, bên cạnh thực tập tại các công ty công nghệ hàng đầu Nhật Bản.

 

Thông tin chi tiết về chương trình Công nghệ kỹ thuật Chip bán dẫn: https://vju.vnu.edu.vn/cong-nghe-chip-ban-dan/ 

Thông tin tuyển sinh ĐHCQ năm 2025: https://vju.vnu.edu.vn/tuyensinhdaihoc/thong-tin-tuyen-sinh/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *